freie-presse (Small)Những người Việt Nam đã xây dựng một tu viện tại Đông Khoán Sơn – từ toàn nước Đức mọi người kéo v ề.

Mỹ Điền (dapd-lsc). Những khách đến tu viện Phật Giáo tại Mỹ Điền gần Luyện Kim Sơn chưa cảm nhận được sự yên tĩnh nơi đây. Họ được đón bởi tiếng sủa của hai chú chó tò mò, một con chó berger trắng tên Kunzang và một con chó tuyết tên Kyobsang. „hai chú chó này mới hơn một tuổi thôi và còn thích giỡn lắm, nhưng chúng cũng sẽ trưởng thành và yên lặng hơn“, Thích Hạnh Tấn đã cười nói.  Người Việt Nam 47 tuổi này là trụ trì của tu viện mà ông ta đã tạo dựng hơn một năm rưỡi ở một ngôi làng 240 người tại Đông Khoán Sơn.

Từ lúc đó nhiều người đã từ toàn nước Đức kéo đến tu viện phật giáo „Vô Lượng Thọ“ để tìm lại quân bình và an ổn nội tâm. Vào năm 2010 một chú bé tị nạn lớn lên ở Hannover đã mua lại một nhà trọ với hai căn nhà phụ sạt nghiệp với giá 120.000 Euro. Phần lớn đều giữ ở trạng thái nguyên sơ. Chỉ những lá cờ màu phất phơ cho thấy đây là một cơ sở tâm linh.

“Chúng tôi cần một nơi dùng làm nơi ẩn tu”, Thích Hạnh Tấn ở đó với năm tăng sĩ và hai cô ni. Họ không có chiếc xe hơi nào. Điện thoại chỉ tiếp hai lần trong ngày vào thời điểm cố định. „Điều này làm giảm Stress và bất định kỳ“.

Phật giáo được xem là một tôn giáo giúp diệt căng thẳng, yêu hòa bình và an định cá tánh. Phật giáo chỉ ra con đường đến an lạc qua tâm từ bi và bao dung. Thụ hưởng quá mức, khát vọng, ganh tị hay là thù nghịch là những việc mà tôn giáo lớn thứ tư trên thế giới này nghiêm cấm.

Tại Đức dường như cũng có ngày càng nhiều người thích thú với Phật Giáo. Từ 1980 con số tổ chức Phật Giáo đã tăng từ 15 lên 620, như là Michaela Doepke, phát ngôn viên của tổng hội Phật Giáo Đức (DBU) đã cho biết. Hàng ngàn người Đức hoan nghênh đức Dalai Lama, lãnh đạo của Phật giáo Tây Tạng, khi Ngài thăm viếng nước Đức năm 2009.

Trong số 500 triệu phật tử trên toàn thế giới có khoảng 250.000 sống tại Đức – nhưng không có thống kê rõ ràng, như là giáo đồ của Kito giáo và Do Thái giáo. Theo DBU thì khoảng nữa số phật tử ở Đức xuất thân là Á Châu, phần đông là người Việt và Thái. Những tổ chức lớn của Phật Giáo nằm ở Berlin, München, Hamburg, Freiburg, Köln, Bonn và ở vùng Ruhrgebiet. Nhưng ở Dresden và Leipzig cũng có tổ chức Phật Giáo.

Những tăng sĩ và cô ni độc thân tại Mỹ Điền dùng phần lớn thời gian trong ngày cho việc thiền quán, trì chú, tụng kinh để tìm về tự tánh và qua đó sự giải thoát. Trong một căn phòng với màu vàng và đỏ ấm áp với nhiều tôn tượng Phật mờ ảo trong làn khói nhang.

Thể thao hay công việc nặng là những ngoại lệ. „Chúng tôi chỉ ra khỏi nhà để quét sân hay dẫn chó đi dạo“,  Thích Hạnh Tấn cho biết. Mua sắm là điều không có. Những tu sĩ sống nhờ vào sự cúng dường tài vật của người trong làng và khách đến tu tập, cũng như những vị cư sĩ sống tận Dresden cách đó 40 km. Ngay cả cơ sở này cũng đã mua bằng tiền cúng dường, thầy trụ trì đã nói.

Vì vậy những khóa tu đều miễn phí. „Những người tu tập đến từ đông và tây Đức. Cũng có từ Thụy Sĩ và Áo nữa“, Thích Hạnh Tấn cho biết, người đã hoàn tất sự tu luyện tại Hannover và Indien. Chỗ chứa cũng có giới hạn. Trong năm 2011 những tu sĩ ở Mỹ Điền đã tổ chức mười khóa thiền tập và nhập môn Phật Giáo, năm nay chúng tôi chỉ mở bảy khóa. „chương trình năm qua hơi mệt mỏi, bảy khóa là đủ rồi“, người 47 tuổi nói.

Những người hàng xóm thưởng thức những tu sĩ vui vẻ. „Hình dáng họ trong những tăng phục màu vàng sậm mặc dầu khác lạ, nhưng hình như họ đã quen đời sống ở đây“, một người phụ nữ ẩn danh đã cho biết. Thích Hạnh Tấn cũng đồng ý và phát biểu theo tư tưởng triết lý nhà Phật: „Mỹ Điền có một khung cảnh tốt và yên bình, mà chúng tôi thích được sống“

dapd

đăng tải vào 13.01.2012