[columns] [span6]

Tu Viện Phật Giáo đầu tiên ở Đông Đức nằm giữa “Khoán Dã Sơn”

Claudia Lord.

Dippoldiswalde – Chúng tôi đã đến sau ngày rằm một ngày. Đây là một dịp tốt. Bởi các Tu Sĩ chỉ được nói chuyện sau ngày trăng tròn và trăng mới. Có nghĩa là chỉ 25 ngày trong năm nay. Những ngày còn lại các vị tu sĩ với đầu cạo láng và áo cà sa vàng sẩm sống trong yên lặng, lắng sâu vào tâm thức. Cho đến ngày Giác Ngộ.

Chúng tôi đang ở tận cuối ngọn của „Khoán Dã Đông“ Osterzgebirges, tại làng Mỹ Điền Schönfeld thuộc „Luyện Kim Sơn“ Schmiedeberg, với 234 người dân. Trên một năm trước đây mười vị tu sĩ đã dọn vào „Nhà Xay Trắng“, vốn là một quán ăn. Tấm biển vẫn còn gắn ngoài cổng „Quán Ăn Miền Quê Khoán Dã Sơn Chánh Gốc“.

Bên trong mọi vật đều đúng là „một tu viện Phật Giáo chánh gốc“: tượng Phật thép vàng, sàn tre, mùi cơm và gia vị Á Đông bay khắp hành lang.

„Chúng tôi cho quý vị vào ngày hôm nay là một ngoại lệ“, tu sĩ Thích Thông Trì (25) đã nói. „Chúng tôi cố gắng sống tách biệt tối đa“.

Vào lúc bốn giờ sáng những vị Phật Tử tập trung để thực hiện buổi tu tập hai giờ đồng hồ đầu tiên. Ba buổi tu tập tiếp theo trong ngày. Ở giữa là các sinh hoạt như ăn, làm vệ sinh, làm việc văn phòng. Mười giờ đêm là giờ an nghỉ. Tất cả diễn ra trong sự yên lặng. „Càng nói ít, người ta càng dễ quán xét tâm thức“, Thich giải thích. Chỉ ba tháng một lần ông ta rời khỏi tu viện.

Ông ta đã đến cùng với thầy Thích Hạnh Tấn (48) từ Hannover. Thầy đã mua quán ăn sạt nghiệp này cùng với miếng đất một mẫu rưởi với giá 115 000 Euro – đều là tiền cúng dường. Ngoại trừ những quyển kinh, vài bộ tăng phục, bảo hiểm sức khỏe và ba máy vi tính cầm tay những người tu sĩ này không có sở hữu gì nữa. Người duy nhất làm ra tiền là cô GU, bác sĩ đông y (44)“.

„Tôi chỉ là một nữ tu còn rất mới. Trước đây tôi có nhà riêng, làm việc trong một bệnh viện lớn. Nhưng từ lúc tôi sống ở đây, tôi cảm thấy tự do hơn nhiều.“ Cô người Hoa này dầu sao cũng còn có kinh nghiệm mà chú tiểu trẻ Thích (Thông Trì) không có, ví dụ như bạn tình và ái dục.

Người trẻ 25 tuổi nói nhẹ nhàng: „Tôi không nhớ nghĩ đến nó. Ở đây tôi học buông xả. Chúng tôi sống một cuộc sống nhẹ nhàng, biết đủ, không có lo phiền và đau khổ.“

Bản Gốc: Bild.de, 20.05.2011; Bild Dresden, 21.05.2011, trang.3

Bài viết và hình ảnh (http://www.bild.de/regional/dresden/buddhisten/kloster-im-erzgebirge-18001810.bild.html)

[/span6][span6]

Hier ist Buddha in Sachsen zu Hause

von: CLAUDIA LORD veröffentlicht am 20.05.2011 – 23:51 Uhr

Dippoldiswalde – Es ist der Tag nach Vollmond, als wir kommen. Eine günstige Konstellation. Denn die Nonnen und Mönche dürfen nur am Tag nach Neu- und Vollmond sprechen.

Also 25 Tage dieses Jahr. Den Rest üben sich die Buddhisten mit den kahl geschorenen Köpfen und den safrangelben Kutten in langem Schweigen, In-sich-Gehen. Bis zur Erleuchtung.

Wir sind im letzten Zipfel des Osterzgebirges, in Schönfeld bei Schmiedeberg, 234 Einwohner. Vor knapp einem Jahr zogen die zehn Nonnen und Mönche in den ehemaligen Gasthof „Weiße Mühle“ ein. Ein Schild wirbt noch mit „echt erzgebirgischer Landgasthof“.

Drinnen ist alles eher wie „echt buddhistischer Tempel“: goldene Buddhas, Bambus-Laminat, in den Gängen riecht es nach Reis und asiatischen Gewürzen.

„Dass wir Sie hier hereinlassen, ist eine Ausnahme“, sagt Mönch Thieh Thong Tri (25). „Wir versuchen, so abgeschieden wie möglich zu leben.“ Um 4 Uhr morgens ziehen sich die Buddhisten zur ersten zweistündigen Meditation zurück. Drei weitere folgen. Dazwischen Essen, Saubermachen, Büroarbeit. 22 Uhr ist Nachtruhe. Alles geschieht schweigend. „Je weniger man redet, desto besser kann man seinen Geist betrachten“, erklärt Thieh. Nur aller drei Monate verlässt er das Anwesen.

Er kam mit Meister Thich Hanh Tan (48) aus Hannover. Der kaufte damals das bankrotte Gasthaus und 15 000 qm Land für 115 000 Euro – finanziert durch Spenden. Außer buddhistischen Schriften, ein paar Kleidern, einer Krankenversicherung und drei Büro-Laptops besitzen die Mönche und Nonnen nichts. Die Einzige, die Geld verdient, ist Heilpraktikerin „Frau Gu“ (44). „Ich bin erst seit kurzem Nonne. Früher hatte ich Häuser, habe in einer Klinik praktiziert. Doch seit ich hier lebe, bin ich viel freier.“ Die Chinesin kennt noch, was der junge Mönch Thieh sich versagt, z. B. Partnerschaft und Sex.

Der 25-Jährige gelassen: „Ich vermisse das nicht. Ich lerne hier loszulassen. Wir führen ein leichtes, zufriedenes Leben ohne Sorgen und Kummer.“

[/span6][/columns]