Sự Yên tĩnh của làng “Mỹ Điền” (Schoenfeld) thuộc vùng “Khoáng Đông Sơn” (Osterzgebirg) đã hấp dẫn những tu sĩ Phật Giáo.
Đăng trong tờ DRESDEN 14.05.2011 trang 14.
Không có âm thanh nào trội hơn tiếng chim hót líu lo; tối đa là tiếng è è của một máy cắt cỏ lẻ loi. “những ai muốn nghỉ ngơi trong sự yên tĩnh sẽ tìm thấy những điều này nơi làng Mỹ Điền, một địa phương nhỏ với không khí miền quê trong một thung lũng ven theo dòng “Dã Bạch Thiết” (Wilde Weisseritz)” là lời hứa hẹn ở trang sau trong bản đồ hướng dẫn du ngoạn của vùng Khoáng Đông Sơn. Trước đây vào những năm của thập niên hai mươi thế kỷ hai mươi những người dân ở vùng này là tín đồ của ba nhà thờ Thiên Chúa và bảy nhờ thờ “khác” phần nhiều là Tin Lành Luther.
Những nhà thờ này nằm trên một triền núi cao với thảm cỏ xanh, những tháp chuông vươn cao được che bằng mái gỗ. Đã gần bốn trăm năm rồi! Hiện nay ở đây cũng đầy sự yên tĩnh. Ngôi làng 234 người chỉ có 84 người theo đạo Chúa, đây là cộng đồng nhỏ nhất của Giáo Xứ Thạch Nữ (Frauenstein) với sáu ngôi nhà thờ.
Mỗi tháng một lần linh mục Gerd Trommler đến từ làng Hermsdorf (cách khoảng 5km). Thông thường thì linh mục hướng dẫn lễ cho năm người đến nhà thờ. Thỉnh thoảng cũng có lúc không ai đến cả. “Đây cũng là một điều khó khăn” linh mục đã nói.
Ở đầu làng bên kia, phía dưới thung lũng của dòng Dã Bạch Thiết lại càng yên tĩnh hơn. Điều này lại thích hợp với Thích Hạnh Tấn. Người cạo trọc đầu trong chiếc áo tu sĩ màu vàng nghệ. Trên một năm trước ông ta đã tìm được cơ sở bỏ trống này, “Nhà Xay Trắng” (Weisse Muehle); vào thời Đông Đức là một nhà trọ và cuối cùng là một quán ăn ở vùng quê. Người chủ trước đã tân trang lại cơ sở này vào năm 2001, nhưng cái không khí yên tĩnh ở nơi đây đã là một trở ngại lớn và ông ta đã phá sản.
“Trên con đường này mỗi ngày chạy khoảng trên dưới mười chiếc xe” Thích Hạnh Tấn đã nói “Một môi trường bình lặng. Nhiều năng lượng tích cực”, đúng như những điều mong muốn của ông, khi tìm cơ sở để làm tu viện nhập thất “Vô Lượng Thọ”, trong đó tài chánh cũng đã đóng một vai trò không nhỏ, với giá 115 ngàn Euro cho miếng đất một mẫu rưỡi vừa với khả năng cúng dường của mọi người. “Ngoài ra còn có những người láng giềng nhiệt tình”, bảy tăng sĩ và năm nữ tu đã gặp những người láng giềng này ngay sau khi đến nơi này vào tháng tư năm 2010. Một số nhìn với ánh mắt xa lạ, thầy trụ trì nhớ lại.
Linh mục Trommler cũng đã kể là có những sự thắc mắc được nêu lên từ trong cộng đồng của ông. Vì vậy ông đã liên lạc với Herald Lamprecht, người phụ trách vấn đề Niềm Tin và Giáo Phái, để tìm sự góp ý. Ông Lamprecht đã trấn an nhanh chóng: “Mục tiêu của những người này không phải là muốn truyền bá Phật Giáo mà tìm môi trường yên tĩnh để tu tập mà thôi. Vì vậy chúng ta có thể thản nhiên rồi”.
Không biết là vùng Khoán Đông Sơn này có một cái gì thu hút những người sống trầm mặc với thiền quán hay không? Cô Manuele Funke tự hỏi, một người Đức tóc vàng sống ở làng Glashuette. Không lâu trước đây cô đã đến thăm Niederpoebel thuộc Luyện Khí Sơn (Schmiedeberg). Ở đó cộng đồng “Osho Manjusha” đã thành lập một cơ sở vào năm 1999, cơ sở này xuất phát từ Mahamudra (1944-2006) ở Hamburg. Đây là một cộng đồng chi phái Phật Giáo được biết đến với tên Bhagawan ở tại Ấn Độ vùng Poona. Lời dịch giả: nhóm tôn giáo này hoàn toàn không thể gọi là Phật Giáo, mặc dầu Bhagawan cũng có những tác phẩm luận giải giáo lý Phật Giáo nhưng đều dựa trên cơ sở triết học và xã hội chứ không trên tinh thần phật giáo. Ngoài ra nhóm này cũng đã từng mang nhiều tai tiếng tại Mỹ và Âu Châu vào những thập niên bảy mươi tám mươi của thế kỹ 20 vì việc lạm dụng vũ trang, ma túy và nhục dục. Một trong những phương pháp nổi tiếng và được nhiều người ủng hộ là khỏa thân và cử động nhảy múa theo âm nhạc để bày tỏ tất cả cảm thọ.
“Theo tôi thì tổ chức này giống như một giáo phái gì đó” cô Munuela Funke đã nói. Cô ta là tín đồ Tin Lành. “Tôi thích tìm đến những tôn giáo mang đến sự thoải mái”, vì vậy cô ta cũng đã đến những người Phật Tử ở Mỹ Điền nhân ngày mở cửa. “buông xả, đừng chấp chặt vào sự việc và thương yêu mọi người – tôi cũng tìm thấy ở đạo Chúa” cô ta đã nói.
Sự thích thú rõ ràng là lớn. Ngoài gần hai trăm người phật tử Việt còn có hơn ba trăm năm mươi người Đức từ những vùng lân cận và chung quanh đã đến thăm viếng. Bốn người đàn ông trong làng Mỹ Điền đang đi trên con đường dốc “chúng tôi đã tham quan rồi” một trong những người đó đã nói “rất tốt là đã có người mua cơ sở nhà xay trắng này”
Những người tu sĩ phật giáo ăn chay và nhận sự cúng dường từ những người dân làng và những người phật tử ở xa gửi về. “Cái duy nhất mà chúng tôi phải mua là nguyên liệu xây dựng” Thích Hạnh Tấn đã nói. Cô Xiaoqing Gu, một nữ tu sĩ người Hoa, cũng có nguồn thu nhập nhỏ qua phòng chữa trị theo truyền thống Trung Quốc.
“Những người khác trong chúng tôi không làm gì cả ngoài việc ngồi không” Sherab Lodroe đã nói đùa, người tu sĩ 44 tuổi với tên đời là Frank Sanzenbacher. Ông ta đã biết đến đạo Phật trong lúc học về ngành Trung Quốc Học và Việt Nam Học ở trường Đại Học.
Ngồi Không tức là phương pháp thiền tập của những người tu sĩ. Thời gian tu tập chiếm gần trọn ngày và bắt đầu từ 4 giờ khuya và kết thúc lúc chín giờ ba mươi. Khi đó họ ngồi xếp bằng trên những tấm nệm màu nâu và phía trước là chiếc bàn nhỏ với quyển kinh trong những căn phòng với những tượng Phật và Bồ Tát – những hữu tình hướng đến trí tuệ cao nhất – thép vàng. Ngoài ra họ sống trong tĩnh lặng, chỉ nói những điều cần thiết nhất mà thôi.
Để tự thân tiến vào cảnh giới chân không chính là mục tiêu của việc làm này, Sherab Lodroe đã nói. “Khi người ta buông xả thì Chúa có mặt” giảng kinh hay truyền giáo không phải là mục đích của ông ta. “Tôn giáo theo tôi có nghĩa là: Hãy tự thân nhận biết chính mình trước khi nói với người khác biết họ cần phải làm gì”. Tomas Gaertner.