Nơi giữa an trí tôn tượng đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, vị giáo chủ của Ta Bà, với tay phải bắt ấn xúc địa (tiếng Phạn: Bhumiparsha-mudra), nhắc lại hình ảnh lúc Ngài vừa thành đạo và đại địa chính là nhân chứng của Ngài. Tay trái Ngài bắt ấn Tam Muội (tiếng Phạn: Dhunana-mudra), biểu tượng của tâm an định trong sự giải thoát. Tôn tượng được tạc theo dạng hóa thân. Bên tay phải của Ngài là tôn tượng đức Văn Thù Bồ Tát bốn tay (Tứ Tý Văn Thù), hiện thân của trí tuệ. Tay phải trên ngài cầm gươm, biểu tượng cho Trí phân biệt và tay trái ngài cầm kinh Bát Nhã, biểu tượng của Trí tánh không – chân lý tương đối và tuyệt đối. Hai tay còn lại Ngài cầm cung và tên là biểu tượng của lập luận chuẩn xác.
Bên tay trái của đức Phật là tôn tượng của ngài Kim Cang Tát Đỏa (Vajrasattva), biểu tượng của sự thanh tịnh. Tay phải ngài cầm chày Kim Cang năm cạnh (Vajra = tiếng Tạng:rDo-rje “đá chúa tể” là biểu tượng của dương tính trong Phật Giáo = từ bị, kỹ luật, pháp kiên định) cũng là biểu tượng của năng lực qua hành động và được xem như một vương trượng. Bên tay phải ngài cầm linh báu (Gandha, biểu tượng của vô thường và nữ tính trong Phật giáo = trí tuệ và mục đích) cũng là biểu tượng của năng lực trong ngôn ngữ.
Ngoài ra hai bên tường còn có tôn tượng của ba mươi bốn vị Phật, cộng với đức Bổn Sư ở giữa là 35 vị Phật Sám Hối.
Phòng này thường được những hành giả tu mật sử dụng. Nơi này có thể trì chú, tụng kinh, lạy sám hối và sử dụng chày, linh và trống.