avalokiteshvara-bĐại Cương

pháp tu Nyungne là một pháp sám hối những ác nghiệp đồng thời tích tụ công đức và phát triển trí tuệ. Pháp này được thực hành tối thiểu là hai ngày rưỡi với sự giữ giới hạnh tinh chuyên, trong đó có một ngày rưỡi hoàn toàn đoạn thực và ẩm (không ăn uống gì cả);

phát Bồ Tát Nguyện; và trì tụng nghi quỹ (đính kèm với pháp thiền quán) về ngài Quán Thế Âm ngàn mắt ngàn tay, vị Bồ Tát biểu trưng cho lòng Đại Bi. Điều kiện thêm vào đó là sự yên lặng tuyệt đối và giữ phạm hành trang nghiêm.

Pháp Tu Đại Bi Sám Pháp này bắt nguồn từ vị công chúa nước Ấn Độ mang bệnh cùi, thân thể cô bị lở lói đến mức không ai dám nhìn vào cô cả và nhờ được sự hướng dẫn tu tập pháp tu Đại Bi Thiên Thủ Quán Âm mà thoát được bệnh này! Vì vậy đây cũng được xem là một pháp tu có công năng chữa trị những bệnh hiểm nghèo rất hiệu nghiệm.

Pháp tu Nyungne phủ trùm cả ba thừa Phật Giáo. Sự giữ giới thể hiện tinh thần nghiêm túc của nguyên thỉ, sự phát Tâm Bồ Đề thành tựu giác ngộ mang tinh thần của Đại Thừa và pháp hành trì ngài Thiên Thủ Quán Âm chính là pháp của Mật Thừa.

Pháp tu Nyungne được những vị thực hành qua chia sẻ là một pháp sám hối mạnh mẽ các ác nghiệp làm tái sanh vào ba đường ác. Tương truyền rằng, một người thực hành trọn vẹn pháp tu Nyungne với thời gian tối thiểu (có nghĩa là giữ giới và điều luật một cách hoàn toàn không phạm dầu là lỡ lầm nói một lời và thực hiện pháp tu thiền quán một cách tinh tế) sẽ không còn tái sanh vào ba đường ác nữa.

Pháp tu này có thể là một sự thách thức đối với một số vị. Chỉ nên thực hành bởi những vị có một sự phát tâm mạnh mẽ để vượt qua những trở ngại của thân tâm.

Trích đoạn từ ‘PHÁP TU NYUNGNE’
pháp thoại do Khenpo Karthar Rinpoche ban:

“Một trong những lợi lạc lớn lao của pháp Nyungne này là hành giả đồng thời tu tập cả ba thừa Phật Giáo, tiểu thừa, đại thừa và mật thừa. Nếu hành giả có khả năng tu trì pháp như thế này, thì chỉ cần một pháp duy nhất này có khả năng đưa hành giả đạt được giác ngộ giải thoát. Đây là một pháp tu rất căn bản và có nhiều lợi lạc lớn lao.

Pháp tu Nyungne này được trao truyền từ một truyền thống không gián đoạn, vị hành giả nhận giới và thệ nguyện là một điều quan trọng. Sự truyền thừa này những vị tham dự viên của pháp tu sẽ được nhận lãnh. Pháp này được truyền từ vị Tỳ Kheo Ni Palmo của Ấn Độ và được giữ không gián đoạn cho đến ngày hôm nay.

Nhận được sự truyền thừa và giới từ một truyền thống không gián đoạn có rất nhiều, rất nhiều lợi lạc. Nó làm cho sự tu tập của vị hành giả trở nên đúng đắn và có hiệu năng.

Pháp Nyungne là một pháp tu rất đặc biệt và điêu luyện như đã được trình bày ở trên, bởi vị hành giả chỉ cần giữ giới thanh tịnh hoàn toàn trong một ngày rưỡi. Nếu hành giả tu thời gian dài hơn, thì sau thời gian một ngày một đêm sẽ thọ nhận giới một lần nữa v.v. Dầu ngắn hạn như vậy nhưng pháp tu này lại vô cùng lợi lạc, chính bởi hành giả vì sự phát khởi Tâm Bồ Đề mà một lần lại một lần nhận giới, mỗi lần như vậy hành giả đều vị giải thoát và giác ngộ của chính mình và của tất cả chúng sanh mà phát lời thệ nguyện chân thành để tu tập pháp này một cách nghiêm túc.

Qua đó chúng ta có thể nhận biết pháp tu này là một Thiện Hữu Tri Thức lớn và là một sự củng cố vĩ đại cho những pháp tu hằng ngày và sự thệ nguyện đối với Phật Pháp nói chung.

Khi bạn nhận giới vào buổi sáng mai, tinh thần bạn hoàn toàn còn đang trong sáng, với sự phát nguyện lợi lạc và giải thoát tất cả chúng sanh bạn thực hiện pháp tu này. Sự phát tâm đúng đắn như vậy rất ư là quan trọng.”

Sau đây là danh sách những thực phẩm có thể dùng và cần nên tránh trong khóa tu:

THỰC PHẨM CẦN TRÁNH
(còn được gọi là những thực phẩm “hắc ám” bởi vì chúng làm mê mờ tâm thức.)

Tỏi, Hành, Porro v.v.   Hẹ, Tỏi Tây, v.v.
Củ cải
Trứng
Thịt , Cá
Đậu

THỰC PHẨM CÓ THỂ DÙNG
(còn được gọi là thực phẩm “tinh thuần” vì chúng giúp đỡ việc thiền định và phá triển tinh thần trong sáng)

Trái Cây
Thực vật (rau cải)
Lúa mạch, Cơm
Sửa, Phó Mát, Bơ

MỘT SỐ MÓN ĂN ĐỀ NGHỊ (cho người phương Tây)
Macaroni với phó mát, spaghetti hay lasagne không có thịt cá hành tỏi v.v., cơm và rau xào, trái cây và xà lát.